Tiêu chí đánh giá hệ thống phòng chống rửa tiền (AML) hiện đại trong tài chính – ngân hàng
Tiêu chí đánh giá hệ thống phòng chống rửa tiền (AML) hiện đại trong tài chính – ngân hàng

​Trong bối cảnh xu hướng ngành tài chính ngân hàng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, các tổ chức tài chính – ngân hàng đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền (AML). Một hệ thống AML hiện đại không chỉ đơn thuần là công cụ kiểm soát, mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược quản lý rủi ro, bảo vệ uy tín và tăng cường năng lực giám sát của tổ chức.

 

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền (Money Laundering) là quá trình che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền hoặc tài sản, khiến chúng trở nên hợp pháp qua nhiều tầng giao dịch. Mục đích của việc này là “rửa sạch" số tiền kiếm được từ các hành vi tội phạm như buôn lậu, tham nhũng, tài trợ khủng bố, lừa đảo...

aml-compliance-safeguarding-financial-integrity-digital-age-326319984.webp

Thách thức mới về phòng, chống rửa tiền trong thời đại số

Tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng đang chịu áp lực lớn trong việc tuân thủ AML và CFT (chống tài trợ khủng bố). Sự phát triển của thanh toán điện tử, tiền số và giao dịch xuyên biên giới khiến việc phát hiện dòng tiền bất hợp pháp ngày càng phức tạp.

Các vụ án rửa tiền quy mô lớn gần đây cho thấy sự tinh vi và nguy hiểm của loại hình tội phạm này. Do đó, ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI và Machine Learning vào hệ thống AML là xu hướng tất yếu giúp nâng cao hiệu quả giám sát.

Đòi hỏi cấp thiết về một hệ thống AML hiện đại

Trong bối cảnh môi trường số ngày càng phức tạp, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả phòng, chống rửa tiền là điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ thống AML hiện đại, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu giám sát hiện nay, cần có một bộ tiêu chí rõ ràng làm cơ sở đánh giá.

Vậy đâu là những yếu tố then chốt tạo nên một hệ thống AML toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu tuân thủ, vừa hỗ trợ chiến lược quản trị rủi ro và phát triển bền vững? Dưới đây là 7 tiêu chí cốt lõi mà các tổ chức tài chính cần xem xét khi lựa chọn hoặc triển khai hệ thống phòng chống rửa tiền.

c696e4f1635ebdfe3fbde82bb126884b.jpg

7 tiêu chí đánh giá hệ thống chống rửa tiền (AML) toàn diện?

Một hệ thống phòng, chống rửa tiền hiện đại không đơn thuần là một công cụ kiểm soát, mà là nền tảng chiến lược giúp ngân hàng quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật và nâng cao uy tín thương hiệu.

1. Nhận diện và sàng lọc khách hàng (KYC)

  • Thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng theo tiêu chuẩn KYC.
  • Tự động sàng lọc khách hàng theo các danh sách cảnh báo từ FATF, OFAC…
  • Phân loại rủi ro theo thời gian thực và định kỳ.
  • Cảnh báo và ghi nhận các thay đổi bất thường từ hồ sơ khách hàng.

2. Sàng lọc giao dịch theo thời gian thực

  • Phát hiện và ngăn chặn các giao dịch đáng ngờ dựa trên quy tắc sàng lọc.
  • Quản lý danh sách đối tượng cần kiểm tra (PCRT).
  • Áp dụng cho cả giao dịch quốc tế và nội địa.
  • Cảnh báo tức thời và hỗ trợ báo cáo đến bộ phận tuân thủ.

3. Giám sát giao dịch thông minh

  • Xây dựng kịch bản giám sát theo hành vi khách hàng.
  • Phân tích dữ liệu bằng công cụ ETL, mapping để phát hiện giao dịch bất thường.
  • Cảnh báo tự động với giao dịch đáng ngờ.
  • Gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) cho cơ quan quản lý kịp thời.

4. Tự động hóa báo cáo và tuân thủ pháp lý

  • Hệ thống tự động lập và gửi báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
  • Luôn cập nhật quy định AML mới nhất để đảm bảo tuân thủ.

5. Quản lý tài liệu và lưu trữ dữ liệu

  • Lưu trữ an toàn toàn bộ tài liệu liên quan đến giao dịch, khách hàng và báo cáo.
  • Dễ dàng truy xuất phục vụ điều tra, kiểm toán hoặc yêu cầu pháp lý.

6. Giao diện thân thiện và hỗ trợ người dùng

  • Cảnh báo rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tích hợp hướng dẫn và đào tạo để cán bộ nhanh chóng sử dụng hệ thống.
  • Tăng hiệu suất và giảm lỗi vận hành.

7. Khả năng tích hợp hệ thống lõi và các nền tảng khác

  • Kết nối với Core Banking, KYC, hệ thống khác
  • Đồng bộ dữ liệu giúp phân tích chính xác hơn.
  • Giảm rủi ro thao tác thủ công và tăng hiệu quả giám sát.


Một hệ th​ống phòng chống rửa tiền AML toàn diện là nền tảng không thể thiếu để tổ chức tài chính – ngân hàng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, đảm bảo tuân thủ và duy trì uy tín trên thị trường.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp AML toàn diện, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, hãy khám phá ngay Giải pháp chống rửa tiền (AML) của TNTech ứng dụng công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả giám sát và tuân thủ quy định pháp luật.​


Giải pháp liên quan
GIẢI PHÁP T.VOICE BOX - LOA “TING TING"
Loa TingTing là thiết bị phát âm thanh bằng giọng nói, thông báo kết quả thanh toán qua mã QR. Khi giao dịch thành công, loa sẽ tự động đọc chính xác số tiền khách hàng đã chuyển khoản, giúp người bán nhận tiền nhanh chóng và an toàn
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG TOÀN VẸN CHO CÁC NGÂN HÀNG - T.ILEDINGPRO
Hiện nay, nhiều giải pháp quản lý cấp tín dụng (LOS) đang được cung cấp cho các ngân hàng, hỗ trợ tối ưu quy trình phê duyệt tín dụng, giảm rủi ro, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tiết kiệm chi phí vận hành. Tuy nhiên, LOS chỉ là một phần trong toàn bộ hành trình vay từ khởi tạo nhu cầu đến tất toán khoản vay và nếu các công đoạn này không được kết nối chặt chẽ sẽ gây đứt gãy quy trình, ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tín dụng. Từ thực tế đó, TNTECH phát triển T.ILENDINGPRO – không chỉ giúp các ngân hàng quản trị khâu cấp tín dụng hiệu quả mà cung cấp cả một hệ sinh thái các công cụ xoay quanh mục tiêu quản trị tín dụng toàn vẹn cho ngân hàng. Giải pháp này tạo sự khác biệt nhờ nền tảng công nghệ linh hoạt, tư duy dịch vụ vượt trội và cam kết đồng hành cùng ngành Tài chính – Ngân hàng.
Giải pháp phòng chống rửa tiền AML
Xem tất cả
Liên hệ ngay với chúng tôi
Đội ngũ chăm sóc của TNTech sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng 24/7
Họ và tên
Tổ chức và doanh nghiệp
Số điện thoại
Hòm thư điện tử
Lời nhắn